Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020
🛑   # KỸ_NĂNG_CƠ_BẢN  CHO NGƯỜI  # MỚI_HỌC_VẼ 🛑 ✅  Học vẽ cơ bản cần có những hướng dẫn chính xác, nếu có điều kiện đến lớp luyện vẽ thì đó là một lợi thế cho các bạn, tuy nhiên không phải ai cũng được như vậy. Nhiều bạn không thể tìm cho mình lớp luyện vẽ thì phải tự học lấy, nhưng học như thế nào cho đúng ? Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn có những kỹ năng cơ bản để tự học vẽ. ✅  Kỹ năng học vẽ cơ bản để các bạn có cách tự học vẽ đúng nhất. 👉 Gọt bút chì – kỹ năng học vẽ cơ bản quan trọng đầu tiên: Kỹ năng thông thường chúng ta thích chuốt bút chì vừa nhỏ vừa dài, thật ra bút chì chuốt như thế chẳng những dễ gãy, mà còn dễ mài tròn đầu bút khi vẽ lâu, dẫn đến nét vẽ “nổi” trên mặt giấy, không có độ mạnh nhẹ. Nếu đem ruột bút chì chuốt thành hình chữ nhật, như vây thì có thể bảo đảm ruột bút chì trước khi họa hết đều có một góc độ là nhọn, mà không dễ gãy. bạn có thể xem bài dụng cụ học vẽ chì để biết được cần mua các dụng cụ học vẽ gì. 👉 Tư thế ngồi vẽ: Vì để

6 bí quyết giúp bé học bảng chữ cái nhanh và nhớ lâu

6 bí quyết giúp bé học bảng chữ cái nhanh và nhớ lâu Không có gì khó, chỉ là mình chưa biết bí quyết và mẹo để biến nó thành dễ thôi! Vì thế, trong bài viết lần này KidsOnline xin cung cấp tới thầy cô và phụ huynh một số bí quyết hỗ trợ thầy cô trong việc  dạy bé học bảng chữ cái  hiệu quả hơn và nhớ lâu hơn. 6 cách giúp bé học bảng chữ cái nhanh – nhớ lâu mà bố mẹ nên biết: 1. Đừng bao giờ quên bảng chữ cái Muốn bé biết đọc sớm, và củng cố việc học chữ của bé được nhớ lâu hơn, Các thầy cô nên trang bị các bảng chữ cái in trên giấy lớn có các hình con vật, cây cỏ và dán, treo ở tường phòng học. Điều này vừa để hỗ trợ thầy cô trong việc giảng dạy hằng ngày, đồng thời trong lúc vui chơi, bé sẽ luôn vô tình nhìn thấy mặt chữ. Như vậy giúp bé ghi nhớ mặt chữ lâu hơn. Hoặc thầy cô có thể trang bị một bảng chữ cái điện tử có phát âm từng chữ cái khi bé chạm ngón tay vào. Vì tính tò mò, thích khám phá, bé sẽ chỉ các con vật, cây cỏ hay chạm vào bảng chữ cái điện tử như một cách

Chia sẻ bộ giáo án mầm non theo lứa tuổi và theo chủ đề mới nhất

Chia sẻ bộ giáo án mầm non theo lứa tuổi và theo chủ đề mới nhất Biên soạn giáo án là công việc hàng ngày mà các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng cần phải làm. Giáo viên mầm non ngoài việc biên soạn bài dạy trên lớp, các cô còn phải làm những công việc như: Chăm sóc,nuôi dưỡng và tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả dành cho trẻ từ 0-6 tuổi, chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ, liên lạc phụ huynh, báo cáo tình hình học tập của trẻ… Nếu không quản lý thời gian và công việc tốt, giáo viên mầm non rất dễ rơi vào tình trạng quá tải do lượng công việc lớn và áp lực. Do đó, KidsOnline đã sưu tập bộ giáo án mầm non theo lứa tuổi và theo chủ đề để phần nào hỗ trợ các cô giáo trong công tác biên soạn bài giảng của mình. Trong các bài giáo án này, các cô có thể dựa trên khung mẫu để sáng tạo và làm phong phú hơn bài giảng của mình. Mời các cô tham khảo trong các link dưới đây ạ. Bộ giáo án mầm non theo độ tuổi: GIÁO ÁN 3-4T https://drive.google.com/drive/

Phần Lan – Nền giáo dục học mà không học – Sự khác biệt của nền giáo dục “thiên đường”

Phần Lan – Nền giáo dục học mà không học – Sự khác biệt của nền giáo dục “thiên đường” Năm 2001, khi những kết quả PISA (Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế do OECD tổ chức) được công bố, với kết quả nước dẫn đầu là Phần Lan, phản ứng đầu tiên của các nhà giáo dục Phần Lan là bất an và khó hiểu. Họ băn khoăn không biết liệu họ đã làm gì sai với nền giáo dục của mình, để đến nỗi điểm kiểm tra các môn mang tính học thuật của họ lại quá cao như vậy? Phản ứng lạ đời này, kỳ thực, cho thấy một nét đặc điểm cốt lõi, nếu không nói chính là bản sắc của giáo dục Phần Lan. Phần Lan là quốc gia có triết lý giáo dục thật đặc biệt: trẻ em được học ít, chơi nhiều. Từ những năm 1970, giáo dục Phần Lan tập trung mạnh vào các môn âm nhạc, nghệ thuật, thủ công, nghiên cứu xã hội cũng tương tự như sự chú trọng vào các môn đọc, toán và khoa học. Đằng sau những biểu hiện này, là một cuộc cải cách toàn diện của họ, với triết lý cốt lõi là hướng tới học sinh. Với người Phần Lan, các cải cách

BỘT MÀU _ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT !

Học vẽ - Bột màu Với nhiều phong cách thể hiện và gam màu khác biệt, các bức  tranh bột màu   về tĩnh vật  như được thổi hồn trong đó, chúng như không còn là những vật thể vô chi vô giác . Tranh bột màu  thường mang tính tổng thể với những mảng màu lớn, không quá lột tả chi tiết, nhưng hài hòa về màu sắc.  Theo một số tài liệu thì :   Màu bột  là loại chất liệu được điều chế từ khoáng thạch, từ quặng kim loại hoặc từ hợp chất hoá học. Thường sử dụng hai loại: bột khô, khi vẽ phải pha với keo và nước; bột hỗn hợp với dung dịch keo đóng trong tuyp hoặc lọ, khi vẽ chỉ cần pha với nước.  Lịch sử dùng màu bột để vẽ tranh đã có từ lâu đời: một số bích hoạ ở Ai Cập cổ đại, lưu vực Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc... đều có dùng nguyên liệu màu bột. Ở Châu Âu, sơn dầu cũng được phát triển từ màu bột. Vẽ màu bột có thể phủ màu này lên màu khác, màu có sức bám tốt, đồng thời lại có thể rửa màu khi cần thiết. Vì vậy, phạm vi sử dụng của  màu bột  khá rộng rãi: tranh giá vẽ, tranh tường, thiết

Giáo dục đặc biệt cho trẻ khó khăn về ngôn ngữ ở trường mầm non !

Giáo dục đặc biệt cho trẻ khó khăn về ngôn ngữ ở trường mầm non Ngôn ngữ là phương tiện chính trong giao tiếp, là công cụ giúp con người phát triển tư duy.  Giáo dục đặc biệt về ngôn ngữ cho trẻ mầm non  được áp dụng ở những trẻ có khó khăn về một trong những hình thức của ngôn ngữ: nghe, nói, viết… Đối với những trẻ này, khi sinh ra đều có trí tuệ bình thường tuy nhiên những khó khăn về ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của trẻ khi lớn dần lên. Hạn chế về khả năng giao tiếp, khả năng nhận thức, tư duy tưởng tưởng, khả năng hòa nhập với cộng đồng… Vậy có biện pháp nào có thể giải quyết được tình trạng này? Giáo dục đặc biệt mà các chuyên gia giáo dục xây dựng chính là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ các trẻ khó khăn về ngôn ngữ. Những biện pháp phát hiện trẻ khó khăn về ngôn ngữ ở trường mầm non – Quan sát Các chuyên gia tâm lý đưa ra một số nhóm dấu hiệu chính như: Dấu hiệu về tính giác: Trẻ khó khăn khi phải nhớ lời hướng dẫ

Sự khác biệt tạo nên sức hấp dẫn cho phương pháp giáo dục Montessori

Sự khác biệt tạo nên sức hấp dẫn cho phương pháp giáo dục Montessori Phương pháp giáo dục Montessori đang là một trong những phương pháp giáo dục sớm “làm mưa làm gió” trên khắp thế giới cũng như Việt Nam, nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ bố mẹ. Vậy điều gì đã làm cho phương pháp Montessori có được sức hút như vậy? Bài viết lần này sẽ giải đáp những thắc mắc đó của bố mẹ . Nguồn gốc của phương pháp giáo dục Montessori Phương pháp Montessori do tiến sĩ Maria Montessori (1879 – 1952) – một nhà giáo dục người Ý phát minh ra. Bà là một nhà giáo dục vĩ đại khi đã ba lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình cho những cống hiến của mình trong lĩnh vực giáo dục trẻ em. Đồng thời bà cũng là một người tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục trẻ em ở Châu Âu, những lý thuyết của bà là tiền đề cho các công trình nghiên cứu sau này của các tên tuổi lớn như Piaget và Vygotsky. Hình ảnh của tiến sĩ Maria Montessori  Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục đặc biệt coi