✅ Học vẽ cơ bản cần có những hướng dẫn chính xác, nếu có điều kiện đến lớp luyện vẽ thì đó là một lợi thế cho các bạn, tuy nhiên không phải ai cũng được như vậy. Nhiều bạn không thể tìm cho mình lớp luyện vẽ thì phải tự học lấy, nhưng học như thế nào cho đúng ? Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn có những kỹ năng cơ bản để tự học vẽ.
✅ Kỹ năng học vẽ cơ bản để các bạn có cách tự học vẽ đúng nhất.
👉Gọt bút chì – kỹ năng học vẽ cơ bản quan trọng đầu tiên:
Kỹ năng thông thường chúng ta thích chuốt bút chì vừa nhỏ vừa dài, thật ra bút chì chuốt như thế chẳng những dễ gãy, mà còn dễ mài tròn đầu bút khi vẽ lâu, dẫn đến nét vẽ “nổi” trên mặt giấy, không có độ mạnh nhẹ.
Nếu đem ruột bút chì chuốt thành hình chữ nhật, như vây thì có thể bảo đảm ruột bút chì trước khi họa hết đều có một góc độ là nhọn, mà không dễ gãy.
Nếu đem ruột bút chì chuốt thành hình chữ nhật, như vây thì có thể bảo đảm ruột bút chì trước khi họa hết đều có một góc độ là nhọn, mà không dễ gãy.
bạn có thể xem bài dụng cụ học vẽ chì để biết được cần mua các dụng cụ học vẽ gì.
👉Tư thế ngồi vẽ:
Vì để hoàn thành một bài vẽ có thể mất từ 4 đến 5 giờ nên việc ngồi vẽ đúng tư thế sẽ giúp các bạn có thể ngồi trong thời gian dài mà không bị mỏi.
Sau đây mình hướng dẫn cách ngồi đúng: Ngồi nghiêm túc, lưng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai. Tay trái giữ chắc bảng (bảng dựng trên hai đùi cân xứng), tay phải cầm bút chì.
Sau một khoảng thời gian ngồi vẽ thì bút chì của bạn sẽ không còn nhọn nữa đúng không, đến lúc bạn phải gọt lại bút chì rồi, hãy đứng dậy vừa gọt bút chì vừa đi qua đi lại cho cơ thể được vận động như vậy sẽ tránh được mệt mỏi do ngồi quá lâu một chỗ. Bên cạnh đó bạn còn có thể kết hợp với việc quan sát bài vẽ của mình từ xa, việc làm nãy sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng thể bài vẽ của mình hơn.
Sau đây mình hướng dẫn cách ngồi đúng: Ngồi nghiêm túc, lưng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai. Tay trái giữ chắc bảng (bảng dựng trên hai đùi cân xứng), tay phải cầm bút chì.
Sau một khoảng thời gian ngồi vẽ thì bút chì của bạn sẽ không còn nhọn nữa đúng không, đến lúc bạn phải gọt lại bút chì rồi, hãy đứng dậy vừa gọt bút chì vừa đi qua đi lại cho cơ thể được vận động như vậy sẽ tránh được mệt mỏi do ngồi quá lâu một chỗ. Bên cạnh đó bạn còn có thể kết hợp với việc quan sát bài vẽ của mình từ xa, việc làm nãy sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng thể bài vẽ của mình hơn.
👉Cách cầm bút:
Cách cầm bút để vẽ có thể sẽ rất khác so với cách cầm bút để viết. Vì trong quá trình vẽ bạn cần những nét dài và dứt khoát cho nên cách cầm bút thông thường như khi viết sẽ rất khó để vẽ, nhưng đa số các bạn mới học vẽ lại chọn cách cầm bút như vậy ( ý mình là như khi viết ) vì thói quen từ nhỏ và cũng vì lý cảm thấy khó khi thay đổi cách cầm bút chì.
Mình khuyên các bạn nên cầm bút chì như hình bên dưới để dễ dàng phác họa những nét vẽ, tuy lần đầu vẽ bạn sẽ cảm thấy khó cầm và những nét vẽ sẽ nghệch ngoặc không như ý muốn nhưng bạn nên hiểu rằng lần đầu ai cũng như dậy cả – trừ những thiên tài chưa bao giờ xuất hiện ra .
👉Nét đánh bóng:
Nét đánh bóng là một kỹ năng không hề cơ bản, nhiều bạn vẫn loay hoay mãi về vấn đề này. Mình xin nhắc lại đây là một kỹ năng không hề đơn giản cho các bạn mới học vẽ và bạn phải cần thời gian mới hoàn thiện ký năng này. Ở đây mình sẽ nói sơ qua về nét đánh bóng như thế nào tuy nhiên sẽ không đi sâu vào hướng dẫn – mình sẽ viết một bài hướng dẫn khác cụ thể hơn.
Nét đánh đậm ở giữa, nhạt 2 đầu. Các bạn nên tập nét thật dài, thật song song.
Nét đánh đậm ở giữa, nhạt 2 đầu. Các bạn nên tập nét thật dài, thật song song.
👉Phương pháp so sánh (đo):
Đo để giúp các bạn xác định được tỷ lệ giữa chiều ngang so với chiều dọc của mẫu, dựa vào tỷ lệ đó các bạn sẽ xác định hình vẽ trên giấy của mình sao cho có tỷ lệ ngang dọc giống như khi đo trên mẫu.
Khi đo các bạn ngồi thẳng, ngắm một mắt lại rồi đưa tay thẳng ra trước.
Khi đo các bạn ngồi thẳng, ngắm một mắt lại rồi đưa tay thẳng ra trước.
👉Phương pháp gióng:
Trong khi gióng, tư thế đúng, tay giơ thẳng và nhắm mắt trái (hoặc phải).
Gióng dọc: Dựng thẳng đứng bút chì.
Gióng ngang: Bút chì phải song song với mặt sàn.
Gióng nghiêng: Gióng độ nghiêng của mẫu và tịnh tiến bút vào trong bài vẽ, ta sẽ có được độ nghiêng chính xác (rất hữu dụng trong phác thảo nhanh).
👉Các phương pháp khác:
Quan sát: Luôn quan sát mẫu vật dưới con mắt tổng quát, xem dáng vật thể, không xem kỹ các chi tiết bề mặt, chi tiết quá nhỏ trong mẫu.
Nhìn nhận bài vẽ: để bài ra xa cách ta 2m (gần mẫu thật) sau đó nheo mắt (hạn chế ánh sáng vào mắt), xem bài vẽ so sánh với mẫu thật(kiểm tra tỉ lệ và sắc độ).
Nhìn nhận bài vẽ: để bài ra xa cách ta 2m (gần mẫu thật) sau đó nheo mắt (hạn chế ánh sáng vào mắt), xem bài vẽ so sánh với mẫu thật(kiểm tra tỉ lệ và sắc độ).
-ST-
-----------------------------------🌸🌺🌸---------------------------------
-----------------------------------🌸🌺🌸---------------------------------
🏣 Address: LÊ PHÒNG 282 HOÀNG VĂN THỤ TP,NAM ĐỊNH .
☎️ Hotline liên hệ: 0942579182-0228.3.846309 ( PHƯƠNG 🙋♀️).
☎️ Hotline liên hệ: 0942579182-0228.3.846309 ( PHƯƠNG 🙋♀️).
Nhận xét
Đăng nhận xét