6 bí quyết giúp bé học bảng chữ cái nhanh và nhớ lâu
Không có gì khó, chỉ là mình chưa biết bí quyết và mẹo để biến nó thành dễ thôi! Vì thế, trong bài viết lần này KidsOnline xin cung cấp tới thầy cô và phụ huynh một số bí quyết hỗ trợ thầy cô trong việc dạy bé học bảng chữ cái hiệu quả hơn và nhớ lâu hơn.
6 cách giúp bé học bảng chữ cái nhanh – nhớ lâu mà bố mẹ nên biết:
1. Đừng bao giờ quên bảng chữ cái
Muốn bé biết đọc sớm, và củng cố việc học chữ của bé được nhớ lâu hơn, Các thầy cô nên trang bị các bảng chữ cái in trên giấy lớn có các hình con vật, cây cỏ và dán, treo ở tường phòng học. Điều này vừa để hỗ trợ thầy cô trong việc giảng dạy hằng ngày, đồng thời trong lúc vui chơi, bé sẽ luôn vô tình nhìn thấy mặt chữ. Như vậy giúp bé ghi nhớ mặt chữ lâu hơn.
Hoặc thầy cô có thể trang bị một bảng chữ cái điện tử có phát âm từng chữ cái khi bé chạm ngón tay vào. Vì tính tò mò, thích khám phá, bé sẽ chỉ các con vật, cây cỏ hay chạm vào bảng chữ cái điện tử như một cách để vui chơi. Nhưng trong quá trình đó thì bé đã tự học và tự ghi nhớ các mặt chữ rồi.
Thầy cô sẽ cảm nhận được độ “thần thánh” của bí quyết này trong việc giúp thầy cô dạy bé nhận biết mặt chữ.
Trang bị bảng chữ cái đẹp, lạ mắt để bé hứng thú hơn với việc học
2. Chữ nào hình đấy
Hình ảnh, màu sắc khiến trẻ nhỏ nhớ lâu hơn là chỉ đọc bằng miệng. Vì thế, khi đọc từ nào, thầy cô hãy chỉ sang hình minh họa nấy. Chẳng hạn chữ Ô thì chỉ cái ô; A thì chỉ hình con cá, E thì chỉ hình chiếc xe… Mỗi lần nhìn thấy các vật này, bé sẽ liên tưởng ngay đến chữ cái đó. Việc liên tưởng như vậy sẽ giúp bé nhớ lâu hơn đồng thời hỗ trợ việc đọc chữ sau này của trẻ.
3. Luôn chỉ chữ khi đọc
Trong quá trình dạy bé học bảng chữ cái, thầy cô nên dùng ngón tay, thước chỉ vào chữ mà thầy cô dạy cho bé đọc bé sẽ dễ theo dõi và nhớ mặt chữ hơn.
Áp dụng phương pháp vừa đọc vừa chỉ vào mặt chữ
4. Vừa học vừa thực hành
Trong quá trình dạy bé nhận biết mặt chữ, khi dạy bé chữ cái nào, thầy cô nên cho trẻ thực hành đọc luôn để trẻ nhớ chữ đó lâu hơn. Không chỉ cho trẻ đọc ngay sau khi học từ đó mà khi chuyển sang học những chữ khác, thầy cô nên kiểm tra lại xem thử trẻ còn nhớ chữ đã học trước đó không. Bên cạnh đó, thầy cô có thể áp dụng việc học với các trò chơi vừa để củng cố kiến thức vừa là một cách kiếm tra kiến thức sinh động, không làm trẻ cảm thấy khô khan hay chán nản.
5. Trò chơi với chữ
Thầy cô hãy biến thời gian tập đọc cho bé thành những khoảnh khắc vui vẻ, thú vị sẽ giúp bé biết đọc nhanh, nhớ chữ lâu hơn. Điều này nghĩa là thầy cô sẽ tích hợp việc học với việc vui chơi cho trẻ. Thầy cô có thể tham khảo danh sách các trò chơi hỗ trợ trẻ học chữ tại website của KidsOnline.
Dạy bé ghép các chữ lại với nhau
Một ví dụ nho nhỏ như trò chơi ghép chữ. Trò chơi này còn phát huy tác dụng khi bé biết các chữ cái và bắt đầu làm quen với ghép các từ với nhau. Chẳng hạn, thầy cô có thể nói với bé “Cô muốn mua trái NA, N-A NA”. Khi nghe cô đọc rõ ràng như vậy, bé sẽ tìm các chữ cái để ghép vào đúng món cô cần.
6. Đọc sách, kể chuyện cho bé hàng ngày
Vừa đọc truyện vừa chỉ chữ cái cho trẻ nhớ
Sách không chỉ cung cấp thông tin cho bé mà khi nghe thầy cô đọc sách bé sẽ dần yêu thích chữ cái và ham học hơn. Thầy cô có thể đọc vào lúc ra chơi hay tạo ra những thời gian biểu là giờ đọc sách cho trẻ. Điều này không chỉ hỗ trợ thầy cô trong việc dạy bé học bảng chữ cái mà còn tạo thói quen tốt về việc đọc sách cho trẻ sau này.
Nhận xét
Đăng nhận xét